EVNPECC4 đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển R&D: Nền tảng cho phát triển bền vững
Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lượng tư vấn đáp ứng yêu cầu khách hàng, Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (EVNPECC4) đã sắp xếp tổ chức kiện toàn lại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (R&D) trực thuộc Công ty với sứ mệnh là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; quản trị Cơ sở dữ liệu số, dữ liệu vận hành và quy hoạch hệ thống điện nhằm mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. EVNPECC4 đề ra các định hướng cụ thể:
Trước tiên, EVNPECC4 quản lý tập trung khai thác và sử dụng hệ thống thông tin, nguồn cơ sở dữ liệu số từ công tác khảo sát hiện trường UAV, Lidar, Georadar, dữ liệu ảnh viễn thám và dữ liệu bản đồ GIS… phục vụ cung cấp thông tin áp dụng BIM cho các dự án.
Tiếp theo, EVNPECC4 cũng chú trọng nghiên cứu các giải pháp ứng dụng mới, tạo cơ hội cạnh tranh tìm kiếm công việc thực hiện dự án mới: Nghiên cứu phân tích lưới điện, Nghiên cứu giải pháp chống cộng hưởng dưới đồng bộ cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện gió. Nghiên cứu giải pháp hạ tầng triển khai cho dự án điện hạt nhân; Nghiên cứu giải pháp triển khai dự án gió ngoài khơi (onshore and offshore wind); Nghiên cứu các dự án lưới điện HVDC, trạm biến áp 500kV Back to Back (B2B), cáp ngầm biển, hệ thống BESS tích trữ năng lượng tái tạo; Nghiên cứu các hạng mục hạ tầng cấp điện cho dự án đường sắt cao tốc; Nghiên cứu triển khai ứng dụng BIM trong thiết kế, quản lý thi công bằng hình ảnh BIM 4D animation, triển khai áp dụng quản lý vận hành kiểm soát vật tư mã QR code, ứng dụng mô hình BIM 3D tạo bản song sinh số thực hiện quản lý giám sát các thông số vận hành các vật tư và thiết bị theo thời gian thực; Nghiên cứu phát triển lưới điện thông minh, năng lượng sạch và mô hình khu công nghiệp thông minh; Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Unity phát triển nền tảng VR/AR, thực hiện hướng dẫn đào tạo kỹ thuật vận hành trên mô hình ảo các dự án lưới điện, nhà máy điện.
Đặc biệt, EVNPECC4 thực hiện đẩy nhanh công tác lập mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động thiết kế xây dựng và các giải pháp công nghệ số đáp ứng yêu cầu Nghị định 175/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Công ty tổ chức đào tạo đội ngũ kỹ sư nghiên cứu chuyên sâu các giải pháp công nghệ BIM như AI, lập trình ngôn ngữ C# .NET + Revit API + Dynamo + Python nhằm tự động hóa trong công tác thiết kế, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đồng thời, EVNPECC4 tập trung xây dựng đội ngũ chuyên trách trong công tác tính toán và phân tích các chế độ vận hành hệ thống điện. Đội ngũ này thường xuyên cập nhật dữ liệu tính toán đồng bộ, nghiên cứu và ứng dụng các phần mềm chuyên ngành mới, đảm bảo độ tin cậy, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu bảo mật thông tin cho khách hàng. Đồng thời, việc sử dụng phần mềm được quản lý tập trung nhằm tránh đầu tư phân tán vào các bản quyền riêng lẻ, hạn chế lãng phí.
Với kết quả nghiên cứu đạt được, EVNPECC4 đã khẳng định được năng lực kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực Ngành Điện, đồng thời nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai các dự án áp dụng kỹ thuật mới trong giai đoạn hiện nay.
Điển hình như, EVNPECC4 ứng dụng các công cụ phần mềm mới, nhằm phân tích tính toán hiệu quả cho các chế độ vận hành hệ thống điện như: Phân tích tính toán, kiểm tra cộng hưởng dưới đồng bộ các nhà máy nhiệt điện Hải Dương, Vũng Áng 1, Thái Bình 2 theo hợp đồng với Chủ đầu tư; đề xuất Chủ đầu tư thay thế chuyển đổi công nghệ turbine điện gió để tránh cộng hưởng dưới đồng bộ (SSCI) khi đấu nối vào lưới điện 500kV có đấu nối tụ bù dọc. Đề án “Nghiên cứu, xây dựng quy định, điều kiện tính toán tiêu chí N-1, N-2 trên hệ thống điện Việt Nam”; Đề án “Nghiên cứu các giải pháp để đảm bảo vận hành an toàn máy cắt của kháng bù ngang trên lưới điện truyền tải”; và các phân tích tính toán luận chứng sự cần thiết đầu tư triển khai dự án…
Hình 1: Nghiên cứu SSR cho nhà máy nhiệt điện và SSCI cho nhà máy điện gió. Trình bày trong hội nghị quốc tế EMTP-RV
Hình 2: Nghiên cứu tính toán hệ thống HVDC B2B-3000MW nhập khẩu điện Trung Quốc.
Hình 3: Ứng dụng biểu đồ nhiệt cảnh báo mức độ mang tải trong tính toán phân tích trào lưu công suất hệ thống điện.
EVNPECC4 nghiên cứu thực hiện cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, nghiên cứu phương án đấu nối lưới điện Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 & 2 vào Hệ thống điện quốc gia, phương án đã được các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thẩm định tại EVN.
Hình 4: Vị trí nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 & 2
Một minh chứng rõ nét khác, EVNPECC4 tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cáp ngầm biển, thực hiện đáp ứng hợp đồng về triển khai lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tuyến cáp ngầm vượt biển 110kV dài trên 70 km đầu tiên tại Việt Nam.
Hình 5: Mặt bằng tổng thể tuyến cáp ngầm 110kV cấp điện cho huyện Côn Đảo
Hình 6: Sơ đồ cột 110kV đấu nối cáp ngầm cấp điện cho huyện Côn Đảo sử dụng giải pháp ống J-Tube và các tính toán ứng suất biến dạng cho ống
Cùng với đó, EVNPECC4 triển khai các dự án gió ngoài khơi, thực hiện lập kế hoạch, thiết kế kỹ thuật, thiết kế chi tiết thi công dự án.
Hình 7: Dự án điện gió Bình Đại Bến Tre WPP – 128MW
Tiếp theo đó, EVNPECC4 ứng dụng các giải pháp lập trình C# .NET + Revit API + Dynamo + Python tạo các thuật toán, thực hiện tự động hóa, bố trí vật tư, thiết bị, căng dây dẫn 3D và nhập thông tin dữ liệu tự động từ dữ liệu excel, góp phần hoàn thành các hợp đồng áp dụng BIM đã ký với các Chủ đầu tư, các dự án tiêu biểu sau:
1. Hợp đồng thực hiện BIM dự án đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn đường dây 500kV NMNĐ Nam Định 1 – Phố Nối
Hình 8: Mô hình BIM dự án đường dây 500kV NMNĐ Nam Định 1 – Phố Nối
Hình 9: Truy xuất mặt cắt dọc 2D từ mô hình BIM dự án đường dây 500kV NMNĐ Nam Định 1 – Phố Nối
Hình 10: Mô hình chi tiết cột thép đường dây 500kV NMNĐ Nam Định 1 – Phố Nối
Hình 11: Bản vẽ 2D chi tiết xà cột thép đường dây 500kV NMNĐ Nam Định 1 – Phố Nối
Hình 12: Bản vẽ 2D chi tiết đoạn thân cột thép đường dây 500kV NMNĐ Nam Định 1 – Phố Nối
Hình 13: Bản vẽ 2D chi tiết đoạn chân cột thép đường dây 500kV NMNĐ Nam Định 1 – Phố Nối
2. Hợp đồng thực hiện BIM dự án Trạm biếp áp 220kV Tân Việt đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) – Gia Lộc – Phố Nối
Hình 14: Mô hình trạm biến áp 220/110kV Tân Việt
Hình 15: Mô hình đường dây 220kV đấu nối vào trạm biến áp 220/110kV Tân Việt
Hình 16: Mô hình chi tiết ngăn máy biến áp, trạm biến áp 220kV Tân Việt
Hình 17: Bản vẽ 2D mặt bằng và mặt cắt ngăn máy biến áp, trạm biến áp 220kV Tân Việt
3. Hợp đồng thực hiện BIM dự án Trạm biếp áp 220kV Hải Châu và đường dây 220kV Hòa Khánh – Hải Châu.
Hình 18: Mô hình trạm biến áp GIS 220/110kV Hải Châu
Hình 19: Mô hình thông tin máy biến áp 220kV
Hình 20: Mô hình thông tin thiết bị GIS 220kV
Hình 21: Bản vẽ 2D triển khai chi tiết móng
Hình 22: Mô hình 3D bố trí thiết bị đấu nối cáp ngầm 220kV
Hình 23: Mô hình đấu nối tại trạm 220kV Hòa Khánh thuộc dự án đường dây 220kV Hòa Khánh – Hải Châu
4. Hợp đồng thực hiện BIM dự án Nhà máy điện gió số 07, giai đoạn 2
Hình 24: Mô hình 3D Nhà máy điện gió số 07
Hình 25: Mô hình 3D bố trí các Turbine gió
Hình 26: Mô hình 3D thiết kế cầu cảng
Hình 27: Bản vẽ triển khai chi tiết 2D mặt bằng thiết kế cầu cảng
Hình 28: Bản vẽ triển khai chi tiết 2D mặt cắt thiết kế cầu cảng
Hình 29: Bản vẽ triển khai chi tiết 2D mặt bằng móng turbine gió
Hình 30: Bản vẽ triển khai chi tiết 2D mặt cắt móng turbine gió