Tin tức & Sự kiện

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

17/05/2023 08:08:22

Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Quy hoạch điện VIII nêu rõ quan điểm, điện là ngành hạ tầng quan trọng, phát triển điện lực phải đi trước một bước tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy hoạch phát triển điện phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

Phát triển điện lực theo nguyên tắc tối ưu tổng thể các yếu tố về nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, có lộ trình phù hợp đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và chuyển đổi mô hình kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia với chi phí thấp nhất…

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới; hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Về mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Quy hoạch điện VIII nêu rõ, cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5-7,5%/năm trong giai đoạn 2031-2050.

Ảnh minh họa

Bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Đối với chuyển đổi năng lượng công bằng, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 67,5-71,5% vào năm 2050; xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Quy hoạch điện VIII dự kiến, đến năm 2030 hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000-10.000MW.

Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch điện VIII cũng đã xác định các phương án phát triển nguồn điện, phương án phát triển lưới điện, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực, định hướng phát triển điện nông thôn, định hướng phát triển sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo

Theo Quy hoạch điện VIII, giai đoạn 2021-2030 ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD; định hướng giai đoạn 2031-2050 ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2 - 523,1 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364,4-511,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34,8-38,6 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

Trong Quy hoạch điện VIII, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục được giao là đơn vị giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đầu tư các dự án nguồn điện và lưới điện truyền tải theo nhiệm vụ được giao.

Cùng với đó, EVN thường xuyên rà soát, đánh giá cân đối cung cầu điện, tình trạng vận hành hệ thống điện toàn quốc và khu vực, báo cáo các cấp có thẩm quyền; thực hiện triệt để các giải pháp đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm chi phí, giá thành.

Xem chi tiết tại đây

EVN.COM.VN

Tin tức khác

EVNPECC4 tham gia bảo vệ thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương về điện gió

EVNPECC4 tham gia bảo vệ thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương về điện gió

Điện gió là nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng rất lớn tại Việt Nam. Theo Quy hoạch Điện VIII, tiềm năng kỹ thuật của điện gió trên bờ khoảng 221 GW và ngoài khơi đến 600 GW. Tuy nhiên đến nay chỉ mới hơn 100 Nhà máy với tổng công suất gần 5.000 MW vận hành thương mại. Các nhà máy điện gió cung cấp một lượng công suất đáng kể, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp ngân sách cho các địa phương.

EVNPECC4 duy trì và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng

EVNPECC4 duy trì và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng

Liên tiếp trong hai ngày 7/11 và 8/11, Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (EVNPECC4) trân trọng đón tiếp Tổng Giám đốc Công ty LS Electric Việt Nam và Tổng Giám đốc Công ty CPECC Intl đến thăm và làm việc tại trụ sở chính của EVNPECC4.

EVNPECC4 đóng góp tham luận và bài nghiên cứu tại Hội thảo khoa học quốc tế EEE-AM 2023

EVNPECC4 đóng góp tham luận và bài nghiên cứu tại Hội thảo khoa học quốc tế EEE-AM 2023

Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (EVNPECC4) mới đây đã vinh dự trình bày giải pháp cho các vấn đề gây ra bởi sự tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống điện tại Hội thảo khoa học quốc tế về Môi trường và Kỹ thuật điện - châu Á 2023 (EEE-AM 2023), diễn ra tại Hà Nội từ ngày 13/11-15/11/2023.

Những điểm còn thiếu trong chuỗi cung ứng điện gió tại Việt Nam? Các cơ hội mà những “lỗ hổng” này có thể mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam?

Những điểm còn thiếu trong chuỗi cung ứng điện gió tại Việt Nam? Các cơ hội mà những “lỗ hổng” này có thể mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam?

Ngày 15/11/2023, tại khách sạn Pan Pacific - Hà Nội, Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (GWEC) đã tổ chức Hội thảo chủ đề “Cách thức tiếp cận nguồn vốn quốc tế trong phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam; Cơ hội của doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng phát triển điện gió ngoài khơi”.

EVNPECC4 bảo vệ thành công Đề tài nghiên cứu khoa học về Hydrogen

EVNPECC4 bảo vệ thành công Đề tài nghiên cứu khoa học về Hydrogen

Hydrogen (H2) là một ngành công nghiệp rất mới không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Cho đến nay, ngành công nghiệp này chỉ vận hành thương mại ở một số ít Quốc gia có nền công nghệ phát triển và tiềm năng kinh tế. Mặc dù vậy, việc sử dụng H2 như một nguồn Năng lượng Mới là một thách thức lớn, vẫn đang được Chính phủ các nước hỗ trợ về nhiều mặt, nhất là về chính sách và vốn đầu tư.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 4

11 Hoàng Hoa Thám, Phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

(+84) 258 - 3563999

(+84) 258 - 3563888

tv4@pecc4.vn

CHI NHÁNH PHÍA BẮC

Lô số 3, TT4, Ngõ 183, Phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

(+84) 24 - 22183 870

(+84) 24 - 62855759

cnpb@pecc4.vn

CHI NHÁNH PHÍA NAM

46/9 Trần Quý Khoách, Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

(+84) 28 - 35268347

(+84) 28 - 35267790

cnpn@pecc4.vn

Số lượt truy cập: 406499

Copyright © 2022 bản quyền thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 4

server-notice